Ram là gì ?

Ram là gì ? Thay Ram máy tính laptop

Bạn đã biết Ram là gì ? Hầu hết ngày nay ram được sừ dụng rất nhiều trên các thiết bị như máy tính laptop, điện thoại, máy tính bản và một số loại máy khác như máy in…

Các thông số về Ram ở các thiết bị này là giống nhau. Vì vậy sau khi bạn đã hiểu Ram là gì, ta sẽ biết được tính năng và cách lựa chọn Ram ta có thể sử dụng các kiến thức này trện các thiết bị khác.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ một cách chi tiết nhất về ram hiện nay và cách tính để có được một cấu hình tốt nhất.

Ram là gì ? Định nghĩa về Ram

ram là gì

Ram là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên được viết tắt là Random Access Memory. Khác với truy cập tuần tự. Có thể lấy ví dụ có 100 ô nhớ được đánh địa chỉ từ 1đến 100. Với cách truy cập tuần tự muốn lấy dữ liệu từ ô nhớ thứ 99, cần phải truy cập tuần tự từ ô nhớ thứ 1,2,3…….cho đến ô nhớ thứ 99.

Nhưng với phương thức truy cập ngẫu nhiên, có thể truy cập ngay đến ô nhớ thứ 99 mà không cần phải qua các ô nhớ trước đó.

Có 2 loại Ram cơ bản là SRAM ( Static Ram ) hay còn gọi là Ram tĩnh và DRAM ( Dynamic RAM) hay còn gọi là RAM động .

  • SRAM là loại Ram ko cần phải refesh mà dữ liệu vẫn không bị mất. Do đó dung lượng lớn hơn và cũng đắt tiền hơn.
  • Trong đó DRAM cần phải được refresh thường xuyên (Hàng triệu lần mỗi giây ) để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi.

Cả SRAM và DRAM đều sẽ bị mất dữ liệu sau khi tắt máy.

Nhiệm vụ của Ram

Figure_B2_010

Sau khi đã định nghĩa Ram là gì, chúng ta sẽ xét tiếp các nhiệm vụ và thông số của Ram

Ram là nơi hệ điều hành,ứng dụng lưu trữ data để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng Ram đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ Hard Disk, một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc dữ liệu trực tiếp từ RAM.

(Thời gian truy xuật RAM được tính = ns trong khi đó thời gian truy xuất HD được tính = mili giây )

Máy tính cá nhân cần 1 lượng RAM nhất định cho mỗi ứng dụng, càng nhiều ứng dụng bạn mở, lượng RAM cần dùng càng nhiều. Vậy điều gì sẽ xảu ra khi RAM đầy. Rất may là hệ điều hành của chúng ta được thiết kể để xử lí trường hợp này. Khi Ram gần đầy hệ điều hành sẽ lấy bớt 1 phần dữ liệu từ RAM và ghi vào ổ cứng, thường là phần ít được dung nhất.

Phần HD dung để ghi dữ liệu tạm thời này được gọi là PAGE FILE hay SWAP FILE dịch sang tiếng việt có nghĩa là “Tập tin tráo đổi”.RAM của chúng ta vì thế sẽ không bao giờ bị đầy nhưng cái giá phải trả sẽ là việc hệ thốnghoạt động í ạch vì CPU phải lấy quá nhiều dữ liệu từ ổ cứng.

Lưu ý:

Một câu hỏi được đặt ra là vì sao máy tính của chúng ta không phải là một cỗ máy chỉ có RAM thay luôn cho chức năng của ổ cứng vì RAM có tốc độ truy xuất rất nhanh. Lý do rất đơn giản là RAM bị mất dữ liệu sau khi tắt máy và hơn thế nữa giá thành của RAM quá đắt trong việc dùng để lưu trữ dữ liệu lên đến hàng trăm GB thậm chí vài TB trong các máy tính ngày nay.

Cách tính băng thông của Ram

ram la gi

Ở chế độ Single Channel : Sẽ chỉ có 1 BANK được truy xuất trong cùng 1 thời điểm. Data Bus Width sẽ là 64 bit. Như vậy

BandWidth = Bus Speed * Bus Width/8 = Bus Speed * 64/8 = Bus Speed *8. (Sở dĩ chia 8 là do Bus width tính theo đơn vị Bit còn BandWidth lại tính theo đơn vị là MB/s và 1byte = 8 bit)

VD: Với 1 thanh DDR-SDRAM 400 MHZ thì BandWidth = 400 * 64/8 = 3200MB/s vì thế mà người ta còn kí hiệu PC3200

Ở thế độ Dual Channel :Sẽ có 2 BANK ở 2 DIMM khác nhau được truy xuất cùng 1 lúc. Lúc này mỗiBank sẽ mở 1 kênh về Mem Controler. Mỗi kênh có BandWidth là 64 bit nhưvậy tổng BandWidth của toàn bộ hệ thống là 128 Bit.

Lúc này BandWidth = Bus Speed * 128/8 = Bus Speed * 8.

Với các phần như trên chúng ta đã biết được Ram là gì và cách tính băng thông của Ram. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các thông số của Ram để có thể thay thế các linh kiện mà máy chạy tốt nhất.

 Thông số Ram máy tính

735185

Ram SDR

* SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:

  • PC-66: 66 MHz bus.
  • PC-100: 100 MHz bus.
  • PC-133: 133 MHz bus.

 Ram DDR

* DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

  • DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
  • DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
  • DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
  • DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

 Ram DDR2

* DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

  • DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
  • DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
  • DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
  • DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.
  • DDR2-1066: Còn được gọi là PC2-8500. 533 MHz bus với 8500MB/s bandwidth.

 Ram DDR3 và DDR4

* DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

  • DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
  • DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
  • DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth
  • DDR4-2400: Còn được gọi là PC4-19200. 1333 MHz clock, 2400MHz bus với 19200MB/s bandwidth

Thay thế Ram máy tính, laptop

Khi chúng ta tiến hành thay thế Ram trên máy tính hay laptop. Điều đầu tiên các bạn nên xem kỹ lại Ram là gì  và các thông số trên nó.

  • Các loại Ram cùng chuẩn với nhau chắc chắn sẽ thay thế được cho nhau. Vì chúng có cùng chân cắm. Ví dụ: Mua thanh Ram DDR3 mới sẽ thay thế được cho thanh ram DDR3 cũ.
  • 2 thanh ram cùng loại, cùng dung lượng sẽ tốt hơn 1 thanh Ram cùng loại có dung lượng gấp đôi.
  • Nên mua Ram với tốc độ Bus cao nhất.
  • Khi thay Ram nhớ tắt nguồn máy.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết: Ram là gì ? thay ram máy tính laptop của chúng tôi vi tính quận 7. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hảy để lại comment trong ô bình luận phía dưới nhé.