Bios là gì, quá trình khởi động máy tính như thế nào ?

Bios là gì, quá trình khởi động máy tính như thế nào ? Với các linh kiện nào, cách nhận dạng và sửa chữa chúng ra sao ?

Với các máy tính, laptop thì bios là thành phần không thể thiếu.  Tên tiếng anh là Basic Input Output System. Được dịch là chương trình nhập xuất cơ bản.

Trong bài viết này chúng ta sẽ đi xem xét : Bios là gì, quá trình khởi động máy tính như thế nào ? Và cụ thể qua từng linh kiện trong quá trình khởi động máy tính. Hay laptop cũng như máy tính.

Các linh kiện đó bao gồm:

  • Bios.
  • Rom Bios và các dạng Rom Bios.
  • Chipset clockgen.
  • Chipset Sio.
  • Thạch anh.

Nội dung

Bios là gì ?

bios là gì
Đây là chương trình Bios Setup Utility

Là chương trình được máy tính sử dụng đầu tiên khi khởi động. Vì vậy khi ta nhấn nút nguồn để bật máy thì chương trình đầu tiên hoạt động sẽ là bios. Bios được chứa trên Rom Bios có tác dụng kiểm tra các bộ phận phần cứng kết nối với máy tính.

Rom Bios là gì ?

Là thiết bị chứa chương trình Bios. Đây là các linh kiện điện tử.

Ghi nhớ:

  • Bios chỉ là “chương trình” thôi nhé. Đừng nhầm lẫn.
  • Rom Bios là các linh kiện vật lý để chứa chương trình Bios.

Các chương trình Bios này trên các máy tính, laptop thường được viết bởi một hãng thứ 3 chứ không phải là hãng sản xuất “Mainboard”.

Các hãng thường gặp là: Ami, sonic, award

Có 3 công nghệ sản xuất Rom Bios:

  • ROM: hiện nay rất ít gặp: Đây là những dòng rom bios không thể xóa hoặc update.
  • EPROM: Những dòng rom có thể xóa hoặc update bằng cách nạp chương trình mới vào linh kiện ROM.
  • Flash: Có thể update rom trên giao diện windows.

Các tool nạp bios:

Sivava

Hình dạng Rom bios

Có 3 hình dạng chính:

rombios
Rom Bios có 8 chân. Laptop
  •  Vuông có vát góc: Kết nối bằng socket
  • 8 chân: cũng kết nối dạng socket
  • Hàn vào main: Đối với loại Rom Bios này, muốn lấy ra khỏi mainboard phải cần có máy hàn, khò.
  • Đối với Rom Bios của laptop: Đây là Rom Bios có 8 chân, chip nhỏ.

Chức năng chương trình Bios:

Dùng để kiểm tra và nhận dạng các thiết bị phần cứng đã kết nối thông qua mainboard.

Khi khởi động lên chương trình bios sẽ load và kiểm tra các thiết bị phần cứng. Quá trình kiểm tra xong sẽ chuyển giao quá trình khởi động máy tính cho các thiết bị boot quản lý.

Vì thế khi bios bị lỗi: Sẽ không quản lý thiết bị. Nên máy tính sẽ không có tín hiệu khi bật nguồn.

Sau khi biết được Bios là gì ta hãy đi đến các linh kiện tiếp theo trong quá trình khởi động của một máy tính

Chip sio

Là chipset quản lý hành động nhấn nút power, kích nguồn, quản lý tất cả các power.

Xác định vị trí chip Sio:

Bios là gì- chipset sio
Bios là gì- chipset sio
  • Góc trên bên phải, góc dưới bên trái của mainboard.
  • Chip có 4 hàng chân.
  • Sử dụng nhiều nhất của các hãng : WINBOUN, ITE…

Sio: bị chập, hở chân.Có thể xác định bằng tay.

Ví dụ

Khi test một mainboard hỏng, nguồn vẫn còn tốt.

  • Kiểm tra sio có hỏng chân bằng cách tay sờ nhẹ vào sio, tay còn lại nhấn power. Nếu bị hở, chạm, chập sẽ rất nóng.
  • Nguồn cung cấp cho sio là 3.3v được lấy từ PCI bus.

Gặp lỗi bật nguồn không tín hiệu:

  1. Lỗi chương trình Bios.
  2. Lỗi SIO.
  3. Lỗi không cấp nguồn. Nguồn này chưa nhấn power đả có trước gọi là nguồn cấp trước. Nằm ở cạnh cùng phía với cpu đi vào chân thứ 14.

Quá trình khởi động máy tính như thế nào ?

Nhấn power, sio tiếp nhận tín hiệu, gởi tín hiệu tới bios. Bios xác nhận đầy đủ và gửi lại tín hiệu mở nguồn cho sio. Ngoài ra còn gửi tín hiệu về chip nam.

Sio đả mở nguồn (linh kiện tiếp theo hoạt động là chip clockgen) cung cấp nguồn cho tất cả các bus, xung clock.

Chipset clockgen

Bios là gì- chipset clockgen
Bios là gì- chipset clockgen

Xác định vị trí clockgen:

  • Hình chử nhật có 2 hàng chân.
  • Thường xài hảng ics, reltek
  • Gần clockgren luôn có linh kiện gọi là thạch anh.
  • Xác định thạch anh: Có ghi 14.3 (14300HZ)
  • Duy nhất 14.3 mới nằm gần thạch anh.( cho máy bàn và laptop)

Chipset Clockgen hoạt động sẽ cung cấp xung clock cho chip nam ( để chip nam kiểm tra các thiết bị của nó quản lý). Sau đó Clockgen mới cung cấp xung clock cho chip bắc.

Chip bắc kiểm tra các thiết bị nó quản lý:

  • Ram
  • VGA
  • CPU

Sau khi kiểm tra xong sẽ có một tiếng bip. Báo là quá trình kiểm tra đã hoàn tất.

Nếu có nhiều hơn một tiếng Bip sẽ là lỗi:

Ví dụ:

  • Thiếu ram:  tiếng bip liên tục
  • VGA: 5 tiếng bip
  • CPU: 3 tiếng bip, quạt cpu nhanh, sờ vào cpu nóng.

Test đến thiết bị nào sẽ trả về code. Code này ta sẽ không thấy được, chỉ có card test mainboard mới có thể thấy được.

Chú ý khi thay thế clockgen:

  • Các thông số phải đúng.
  • Chip bắc, chip nam, sio, clockgen.
  • Sound onboard: Xung quanh không có thạch anh.
  • Chip nam: Gần nó có thạch anh hình trụ 3276.

Lỗi kích nguồn khó, nhấn nhiều lần mới lên:

  • Nên thay thạch anh gần chip nam.

Xem thêm các bộ phận phần cứng máy tính khác.

Nếu bạn có các cách khác hay các kinh nghiệm sửa chữa vui lòng để lại comment ở ô bình luận nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết: Bios là gì, quá trình khởi động máy tính như thế nào ?

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *